Sẽ ra sao nếu những ngày bận rộn của bạn không còn “chỗ” cho công việc vệ sinh? Bạn đã từng bị rối trước đống công việc nhà lộn xộn, dọn dẹp một cách qua loa và đôi khi quên khóa gas, giặt thảm…. Đã đến lúc bạn cần một mẫu checklist công việc vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, tháng.
Checklist là gì?
Danh sách kiểm tra (checklist) là một bảng liệt kê tất cả công việc cụ thể cần thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng… nhằm hướng tới mục tiêu đã được vạch ra. Checklist vệ sinh là bảng danh sách các công việc vệ sinh cần được hoàn thành. Bảng checklist giúp bạn và người quản lý đảm bảo rằng không có bất cứ công việc nào từ lớn tới nhỏ bị bỏ sót.
Để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt, các công ty dịch vụ vệ sinh đều áp dụng checklist công việc cho từng bộ phận. Nó là một chức năng rất cần thiết, được sử dụng hằng ngày/tuần để giám sát nhiệm vụ, đảm bảo mọi hoạt động làm vệ sinh đều diễn ra suôn sẻ dù cho có rất nhiều công việc cần làm.
Checklist vệ sinh dùng để làm gì?
Bảng checklist công việc được dùng rộng rãi ở các công ty vệ sinh, trong gia đình, văn phòng, nhà hàng, khách sạn, nhà xưởng… Không phải ngẫu nhiên mà nó được dùng nhiều như vậy.
Đối với các cấp nhân viên, checklist giúp nhân viên đảm bảo không bỏ sót các hạng mục vệ sinh nhỏ đến lớn. Với người giám sát, danh sách kiểm tra công việc giúp họ đảm bảo thời lượng cần thiết cho từng công việc. Qua đó sắp xếp, tính toán và hoàn thành chính xác những mục tiêu lớn hơn.
Ngoài ra, checklist còn giúp nhà quản lý tập trung thực hiện để định hướng nhân sự thuộc bộ phận mình quản lý thực hiện theo, hướng đến hoàn thành mục tiêu chung. Đồng thời phát hiện ra các sai sót để kịp thời sửa chữa, đánh giá năng lực nhân viên.
Mẫu checklist công việc vệ sinh nhà ở hàng ngày
Công việc vệ sinh nhà hàng ngày có thể bao gồm nhiều hạng mục khác nhau. Bạn không thể phân chia công việc hàng ngày theo 1 lịch cố định cho ai bất kỳ thành viên nào trong nhà. Tuy nhiên, dán 1 bảng checklist công việc vệ sinh trong nhà sẽ giúp bạn không quên bất cứ công việc nào.
Bảng danh sách kiếm tra công việc thường được chia theo từng bộ phận như: nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng tắm, phòng khách, phòng ngủ… Checklist cũng phải có tên người thực hiện, ngày tháng tình trạng công việc và đề xuất.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên có thêm checklist công việc hàng tuần, hàng tháng…
Trước khi in bảng checklist, bạn cần liệt kê tất cả các công việc vệ sinh hàng ngày, hàng tháng, hàng quý rồi lấy ý kiến của các thành viên khác trong nhà
Ví dụ: Checklist công việc vệ sinh hàng ngày
STT | Ngày:20/02/20… Người thực hiện: | Ký tên: | ||
I | Vệ sinh nhà bếp | Hoàn thành (√) | Chưa hoàn thành (x) | |
1 | Quét và lau sàn nhà bếp | |||
2 | Vệ sinh bồn rửa chén | |||
3 | Vệ sinh bếp lò | |||
4 | Đổ rác | |||
5 | Kiểm tra thực phẩm hết hạn trong tủ lạnh | |||
… | ….. | |||
II | Vệ sinh toilet, phòng tắm | |||
1 | Vệ sinh bồn tắm, bồn rửa mặt | |||
2 | Chà nhà vệ sinh | |||
3 | Lau gương nhà tắm | |||
4 | Giặt khăn, phơi, gấp khăn nhà tắm | |||
… | …. | |||
III | Vệ sinh phòng khách | |||
1 | Dọn dẹp phòng khách, xếp sách và tạp chí | |||
2 | Quét, lau sàn nhà | |||
3 | Sắp xếp đồ đạc | |||
4 | Dọn sạch thùng rác | |||
… | …. | |||
IV | Những công việc vặt khác | |||
1 | Vệ sinh kệ để giày dép | |||
2 | Lau dụng cụ tập thể dục | |||
3 | Thay cát cho mèo | |||
…. | ….. |
Mẫu checklist công việc vệ sinh văn phòng
Vệ sinh văn phòng là dịch vụ quen thuộc của nhiều công ty khách hàng. Trong đó bảng checklist công việc vệ sinh giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát và đánh giá khách quan về dịch vụ họ đang sử dụng. Thông thường những hạng mục vệ sinh mà khách hàng nhận được sẽ phù hợp với hợp đồng dịch vụ vệ sinh đã thỏa thuận trước đó.
Để dịch vụ vệ sinh văn phòng đạt hiệu quả cao, giúp nhân viên không bị bỏ sót công việc nào. Công ty Vệ sinh nhà cung cấp đến khách hàng và nhân viên bảng checklist công việc vệ sinh hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng để quý khách hàng quản lý tốt chất lượng vệ sinh cho công ty của mình.
Mẫu checklist công việc vệ sinh văn phòng tham khảo:
ITEM/ CÔNG VIỆC | CHECKED/ ĐÁNH DẤU | OTHER REMARKS / GHI CHÚ | SOLUTION / ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP | DATE/ NGÀY |
KHU VỰC CHUNG | ||||
Quét dọn nền nhà | ||||
Lau kính, bệ cửa sổ | ||||
Thu gom rác thải | ||||
Đổ rác | ||||
Lau dọn bàn làm việc | ||||
Rửa/ thay ly uống nước | ||||
Quét dọn. Chùi toilet | ||||
Hút bụi trong phòng, thảm (4 lần/ tuần) | ||||
Xịt thơm phòng | ||||
Xịt khử trùng văn phòng (3 lần/ tuần) | ||||
Lau kính vách ngăn | ||||
Dọn dẹp tủ hồ sơ | ||||
KHU VỰC TOILET | ||||
Làm sạch vách ngăn | ||||
Vệ sinh kệ, tủ trong phòng tắm | ||||
Làm sạch bồn rửa tay, | ||||
Fill giấy vệ sinh, xà phòng | ||||
Làm sáng gương | ||||
KHU VỰC BẾP VÀ NƠI NGHỈ NGƠI | ||||
Vệ sinh bồn rửa chén | ||||
Vệ sinh các vật dụng trong phòng | ||||
Làm sạch bàn ăn | ||||
Lau quầy bar | ||||
Quét dọn chỗ nghỉ ngơi |
Ngoài checklist vệ sinh trên, công ty bạn cũng có thể tạo một checklist riêng cho nhân viên trực ca để đảm bảo tài sản, các thiết bị được an toàn trước khi ra về.
Làm sao để tạo checklist công việc hiệu quả?
Dù là công việc vệ sinh nhà cửa, văn phòng hay nhà hàng, khách sạn thì checklist cũng dựa theo kế hoạch vệ sinh hàng quý, tháng, tuần. Bên cạnh danh sách kiểm tra vệ sinh tổng thể mỗi ngày, bạn cũng cần lập kế hoạch kiểm tra các thiết bị điện, điện tử, thiết bị bếp và kiểm kê kho để có kế hoạch bảo trì cho toàn hệ thống.